Review phim Monster Hunter (Thợ săn quái vật)

Review phim Monster Hunter (Thợ săn quái vật) tác phẩm hành động giả tưởng hấp dẫn được chuyển thể từ tựa game cùng tên của hãng Capcom. Bài viết còn có phần tóm tắt nội dung After credit phim Monster Hunter.

Phim Monster Hunter (Thợ săn quái vật) là tác phẩm được chuyển thể từ game cùng tên thuộc thể loại hành động giả tưởng. Phim được cầm trịch bởi đạo diễn Paul W.S. Anderson cùng dàn cast rất quen mặt như Milla Jovovich (nổi tiếng với phim Resident evil), Tony Jaa (được khán giả biết đến trong phim Ong Bak), Ron Perlman (từng đóng nhân vật Hellboy),… Toàn những tên tuổi trong làng phim hành động đủ bảo chứng cho chất lượng những cảnh chiến đấu hấp dẫn.

Xem thêm:

Có thể nhiều bạn chưa biết, có một lời nguyền lên những bộ phim chuyển thể từ game khiến phần lớn những tác phẩm này đều gặp khó khăn. Không vì nội dung dở, cũng sẽ đạo diễn dở, không khán giả chê thì giới phê bình chê, đôi khi là quá trình làm phim trục trặc và tệ nhất là thất bại khi ra rạp… Có thể kể đến như Warcraft (2016), Assassin’s Creed (2016), Hitman (2015), Prince of Persia (2010), Tomb Raider (2018),… phần lớn đề bị khán giả quay lưng do nội dung khá tệ.

Phim Monster Hunter cũng khó thoát khỏi ải này, dù nội dung hấp dẫn, hành động lôi cuốn nhưng ra rạp ở Trung Quốc thì bị tẩy chay, rạp phim quốc tế thì đóng cửa vì covid thế là phim gặp khó khăn.

Kể lễ hơi lang man, giờ là lúc bắt đầu review phim.

Nội dung phim Monster Hunter

Chuyện phim Monster Hunter (Thợ Săn Quái Vật) bắt đầu khi một nhóm biệt kích do đội trưởng Artemis (Milla Jovovich) dẫn đầu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm một nhóm lính bị mất tích. Khi đến nơi, họ gặp phải một trận siêu bão kì lạ đẩy cả đội sang một thế giới khác. Thế giới mới này có điều kiện khắc nghiệt, tất cả là hoang mạc và bị thống trị bởi những quái vật to lớn và vô cùng nguy hiểm. Bắt đầu từ đây, họ phải dùng hết kỹ năng để sinh tồn và tìm cách quay lại thế giới của mình.

Mình thực sự phấn khích sau khi xem xong phim này, có thể nói Monster Hunter xứng đáng đứng top đầu trong những phim chuyển thể từ game. Các cảnh chiến đấu trong phim đều được dàn dựng rất tốt, tình tiết logic và khá hấp dẫn khiến người xem bị cuốn vào câu chuyện cho đến những phút cuối cùng.

Yếu tố hành động xuyên suốt phim, những cảnh trò chuyện chủ yếu dùng để giải thích cho nhân vật chính hiểu về thế giới mới. Nhìn chung, Monster Hunter là một phim thuần hành động giải trí, không đề cập rõ một ý nghĩa hay câu chuyện sâu sắc nào. Tính cách các tuyến nhân vật cũng không được khai thác quá nhiều, thậm chí về nguồn gốc hay quá khứ cũng chỉ nhắc đến vừa đủ để biết đó là ai và có vai trò gì trong phim thôi.

Hành động kịch tính

Điểm đột phá của đạo diễn Paul W.S. Anderson là việc điều tiết diễn biến. Nếu bạn vào chơi một game mới thì sẽ có màn dễ tới khó, còn nếu trong phim nhân vật chính đến một thế giới xa lạ sẽ được làm quen dần với những thử thách từ đơn giản tới phức tạp. Nhưng đối với Monster Hunter thì hoàn toàn không, nữ chính Artemis vừa vào game là đã bị ăn hành ngập mặt. Đầu phim đụng ngay quái vật siêu to khổng lồ, thoát ra chưa kịp thở bị bầy nhện tấn công tới tấp, chui ra khỏi hang nhện lại tiếp tục bị thanh niên thợ săn (Tony Jaa) tấn công và bắt trói. Độ khó trong game này chỉ có từ khó đến rất khó và thử thách dồn dập nên trải nghiệm ngồi trong rạp của mình phần lớn phải nín thở theo dõi diễn biến.

Có thể thấy cảnh chiến đấu nào trong phim cũng là cao trào và được đoàn làm phim trau chuốt làm rất tốt nên so ra pha combat cuối phim cũng không quá ấn tượng. Tuy nhiên so với những phim chuyển thể từ game khác thì đây thực sự là những cảnh hành động hấp dẫn và đáng xem.

Thêm một yếu tố khá buồn cười là Artemis và anh thợ săn lại bất đồng ngôn ngữ nên cũng chẳng trò chuyện được gì. Phần lớn thời gian hai người bên nhau là để chiến đấu, lên kế hoạch, trị thương rồi lại chiến đấu.

Kỷ xảo hình ảnh xuất sắc

Mình cực kì thích cách làm kỹ xảo theo kiểu siêu thực của đoàn làm phim. Thay vì dùng làn khói bụi mờ ảo để che đi những khuyết điểm trong phần kỷ xảo thì ekip chọn phương án đồ họa thực hết sức có thể các quái vật và bối cảnh. Với kinh phí sản xuất chỉ tầm 60 triệu USD mà tạo ra những cảnh phim chân thực như vậy thì thật sự rất đáng đồng tiền bạn bỏ ra để thưởng thức.

Mình cũng có xem qua một số hình ảnh của game và nhận thấy tạo hình các nhân vật trong phim cũng khá ổn, bám sát được nguyên tác. Từ trang phục, các món vũ khí và một số bối cảnh trong phim làm rất giống game. Chắc chắc fan của game Monster Hunter sẽ rất thích những chi tiết này đấy.

Tất nhiên, phim Monster Hunter vẫn còn một số cảnh hơi ảo nhưng về tổng thể không có phân đoạn nào đáng bị chê giả trân cả. Đây là điều rất đáng khen ngợi dành cho ekip làm phim.

After credit phim Monster Hunter

After credit trong phim Thợ săn quái vật xuất hiện sau khi kết thúc phim khoảng một vài phút nên bạn có thể nán lại đợi xem phần này nha. Đoạn after credit là phần tiếp nối cho kết phim.

Sau khi tiêu diệt rồng phun lửa ở cuối phim, lúc này cổng giữa hai thế giới lại mở ra, thêm một quái vật khổng lồ nữa xuất hiện khiến cả ba thợ săn phải tiếp tục chiến đấu và đưa quái vật trở lại thế giới mới. Trong lúc 3 thợ săn đang đánh nhau với quái vật dưới chân tháp thì xuất hiện một nhân vật mặc áo mũ trùm đầu đứng trên đỉnh tháp quan sát. Cảnh phim tiếp theo xuất hiện chiến binh Mèo cầm kiếm cùng tham gia vào trận đánh với quái vật. Hết after credit.

Tóm lại, đánh giá Monster Hunter (Thợ săn quái vật) là một phim chuyển thể từ game hấp dẫn và lôi cuốn. Phim không đặt nặng vấn đề truyền tải một thông điệp ý nghĩa sâu sắc nào cả, thay vào đó là tạo ra những pha hành động sướng tai đã mắt. Một bộ phim hành động giả tưởng xứng đáng để bạn ra rạp thưởng thức.

Leaz

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
7
Diễn Viên
7.7
Hình Ảnh
8.5
Âm Nhạc
7.5
review-phim-monster-hunter-tho-san-quai-vatPhim không đặt nặng vấn đề truyền tải một thông điệp ý nghĩa sâu sắc nào cả, thay vào đó là tạo ra những pha hành động sướng tai đã mắt.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here