Review phim Taxi Driver (1976) chuyện về gã đàn ông cô đơn nhất New York

Review phim Taxi Driver 1976, tác phẩm kinh điển khiến người ta phải xem lại nhiều lần. Nó đứng thứ #94 của IMDb list, là phim hay nhất của Martin Scorsese và của thập niên 70.

Có nhiều lý do để người ta thăm lại bộ phim kinh điển năm 1976 này. Phim Taxi Driver đứng thứ #94 của IMDb list, là phim hay nhất của đạo diễn Martin Scorsese và của thập niên 70. Thật tình cờ, sau khi được 1 người bạn giới thiệu, mình biết được Paul Schrader, người làm First Reformed (top 2 năm 2018 của minh) là biên kịch của bộ phim này. Và quả thật Paul Schrader có 1 kiểu viết rất lạ.

Bài viết review Phim Taxi driver có tiết lộ nội dung, bạn cân nhắc trước khi đọc

Xem thêm:

'Taxi Driver' (1976) chuyện về gã đàn ông cô đơn nhất New York

Điểm chung của cả 2 phim là đều về 2 người đàn ông cô đơn, gặp phải một tình huống bất mãn về mặt tinh thần, để rồi cuối phim làm những chuyện cực kì điên rồ. Nhưng hãy để First Reformed vào 1 bài khác. Ở bài này mình sẽ tập trung vào mỗi Travis thôi.

Nội dung phim Taxi driver

Travis là gã đàn ông cô đơn nhất thành phố New York. Gã là cựu chiến binh của Việt Nam, xin công việc đêm dài 12 tiếng, nhưng có tiền cũng chả biết để làm gì. Ở đầu phim, ta có thể lầm tưởng gã rất tốt việc giao tiếp thông qua cảnh tán tỉnh Betsy, nhưng đến buổi hẹn hò đầu tiên, lại dẫn cô ta đến buổi chiếu phim khiêu dâm. Cách gã nói chuyện với những tài xế khác hay nhân viên ở rạp cũng cho thấy gã không có khả năng tạo dựng các mối quan hệ xã hội.

Cách dẫn chuyện, hay nhật ký của Travis, là phương tiện duy nhất để ta hiểu biết được cảm xúc, động cơ, suy nghĩ của gã. Gã không thể ngủ được, không có chút hứng thú trong cuộc sống (như ta thấy khi gã đi xem phim, xem TV, trong công việc), và tệ hơn cả, hắn xa lánh với cả xã hội. Ở New York, Travis dường như chỉ là 1 bóng ma vô hình. Điều này làm cho xuyên suốt bộ phim, tâm lý của gã cực kì tiêu cực, bất ổn và chứa đầy cơn giận tự bộc phát.

Đánh giá phim

Điểm mình yêu thích nhất của nhân vật này, cũng là chủ đề chính, khiến Travis thay đổi, trở nên điên loạn, là sự căm ghét với cái “dơ bẩn”, những con người tầng lớp thấp nhất, cặn bả của thành phố. Gã coi Betsy nhưng thiên thần, “They can not touch her”, nhưng sau đó thì cho là nàng cũng như những người khác thôi. Mất đi niềm vui duy nhất của cuộc sống, cộng với những gì mà gã thấy trong khi làm việc, cụ thể nhất là tờ 20 đô tay ma cô để lại sau khi kéo cô gái điếm Idris đi. Thế là gã chuẩn bị súng đạn, tay thì có cần gạt thực sự rất ngầu, tập luyện thể hình để chuẩn bị cho “cái gì lớn sắp tới”. Ta không thể nào biết được là cái gì, cũng như ta chưa xác định được hắn tốt hay xấu.

'Taxi Driver' (1976) chuyện về gã đàn ông cô đơn nhất New York

Nếu nói hắn tốt, luận điểm rõ ràng nhất là Idris. Hắn muốn cứu Idris khỏi tay ma cô Sport, và còn để lại cho cô ấy tiền. Và nếu nói hắn xấu, thì rõ ràng hắn đã có ý định ám sát Thượng nghị sĩ Palantine cơ mà. Theo mình, chính sự cô đơn buồn bã, dần dần trở thành cơn cuồng điên, cùng với mong muốn phải “tẩy sạch” cho thành phố, khiến hắn có những quyết định khủng khiếp mà không 1 khán giả nào đoán được. Gã không còn giá trị đạo đức nào hết, chỉ muốn bắt giết cho thoả. Và sau cảnh cao trào đầy máu me, ta thấy Travis cũng chả thiết tha gì cuộc sống nữa, gã đã quyết định chết sau khi hành động. Tiếc thay, tất cả khẩu súng của gã đã hết đạn, nên gã chỉ biết cười và dùng ngón tay bắn vào đầu, miệng tạo tiếng nổ súng thôi (1 cảnh ám ảnh và không thể nào mà mình quên được).

Cái kết của phim rất hay vì nó gây tranh cãi, nó có thể diễn giải theo cực kì nhiều cách. Nếu Travis thực ra đã chết vì mất máu, thì toàn bộ những cảnh sau đó chỉ là 1 giấc mơ, được tôn làm anh hùng, được ba mẹ Idris cảm ơn, Betsy nể phục. Hay như Paul Schrader đã nói trong cuộc phỏng vấn, cảnh cuối phim có thể ghép vào cảnh đầu phim, và Travis vẫn là con người như xưa. Biết đâu hắn lại hành động lần nữa, như Scorsese miêu tả: “1 quả bom nổ chậm”. Cũng mỉa mai thật, khi mà 1 người vài lúc trước có ý định giết người sẽ trở thành tổng thống, giờ được tôn lên như 1 vị anh hùng.

'Taxi Driver' (1976) chuyện về gã đàn ông cô đơn nhất New York

Thế còn cảnh cuối cuối luôn á, Travis nhìn vô gương chiếu hậu và khuôn mặt rõ vẻ bất ngờ? Theo giả thuyết giấc mơ, đó là cái nhìn tỉnh ngộ rằng mình đã mất. Scorsese cho rằng đó là ẩn ý của 1 cơn thịnh nộ tiếp theo. Hoặc có thể là gã chỉ nhớ lại câu Idris nói với gã: “Anh có bao giờ nhìn mình trong gương chưa?”

Nói qua về kỹ thuật làm phim, thì nhạc phim của Taxi Driver rất đơn giản mà tinh tế. Bạn có thể để ý 1 điệu kèn du dương và đoạn trống căng thẳng lập đi lập lại nhưng không nhàm chán. Các góc quay tạo cho New York 1 vẻ nhìn dơ dáy, u ám. Vài điểm trừ nho nhỏ ở những khúc edit khá vụn, nhưng có lẽ do mình không quen phim xưa.

'Taxi Driver' (1976) chuyện về gã đàn ông cô đơn nhất New York

Jodie Foster năm ấy chỉ 12 tuổi, và cô hoàn thành xuất sắc vai diễn thực sự quá sức của bất kì ai. Robert De Niro, không có gì phải bàn cãi ở đây, là diễn viên xuất sắc nhất thế hệ của ông (tiếc quá ông đóng Dirty Grampa). Cũng có vài phân cảnh đáng nhớ mình muốn nói qua, như cảnh nói chuyện qua điện thoại với Betsy, “You’re talkin to me?”, đoạn hội thoại của hắn và Idris, cảnh nói chuyện với gã khùng sắp giết vợ. Có lẽ dịp khác.

Hiếu

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
8.0
Diễn Viên
8.2
Hình Ảnh
8.4
Âm Nhạc
8.2
review-phim-taxi-driver-1976-chuyen-ve-ga-dan-ong-co-don-nhat-new-yorkNói qua về kỹ thuật làm phim, thì nhạc phim của Taxi Driver rất đơn giản mà tinh tế. Bạn có thể để ý 1 điệu kèn du dương và đoạn trống căng thẳng lập đi lập lại nhưng không nhàm chán.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here