Review phim The Art of Self-defense (Nghệ Thuật Tự Vệ)

Review phim The Art of Self-defense một tác phẩm đầy sự ngớ ngẩn, phi lý đến mức khó tin nhưng càng ngẫm càng ngấm và cuối cùng là cao trào thú vị và rất khó đoán.

Bằng một lố hài và sự vô lý, The art of self-defense (Nghệ thuật tự vệ) kể một câu chuyện ngớ ngẩn, trào phúng đầy ẩn ý. Một bộ phim kinh phí thấp, không được quảng bá nhiều nhưng lại lọt top những tác phẩm đáng xem nhất trong năm 2019.

Xem thêm

Review phim 'The art of self-defense' (Nghệ Thuật Tự Vệ)
Poster phim

Phim được cầm trịch bởi Riley Stearns – đạo diễn người Mỹ được biết đến với những bộ phim nghệ thuật “Faults” (2014), “The Cub” (2013). Phim thuộc thể loại Dark comedy (hài đen tối) có nét tương đồng với “Parasite”, “Eastward & Down” hay “Fight Club”.

Nội dung phim The art of self-defense

Phim kể về Casey Davies (do Jesse Eisenberg thủ vai) một anh chàng nhút nhát, có cuộc sống tẻ nhạt. Sau một lần bị tấn công trên đường phố, Casey tìm đến một võ đường Karate gần nhà để học cách tự vệ. Tại đây, anh được sư phụ Sensei hướng dẫn và cho nhiều lời khuyên, cuộc sống của Casey không những tốt lên mà càng trở nên ngày càng phức tạp.

Sensei hướng dẫn và cho nhiều lời khuyên khiến cuộc sống của Casey thay đổi.
Sensei hướng dẫn và cho nhiều lời khuyên khiến cuộc sống của Casey thay đổi.

Diễn biến trong The Art of Self-defense khá chậm nhưng mới lạ, không gây nhàm chán. Việc xây dựng kịch bản rất thông minh khi cài cắm nhiều chi tiết ẩn ý từ đầu để tạo những cái twist bất ngờ. Chất hài đen khô khan nhưng lại là điểm sáng nhất của phim. Các tình tiết tưởng chừng điên rồ, nhìn vô lý nhưng hoàn toàn hợp lý khiến người xem phải cười vừa ngẫm.

Võ đường chỉ có vài học viên nhưng mỗi người trong đó biểu trưng cho một thành phần xã hội. Cái xã hội thu nhỏ ấy có phân tầng cấp bậc (theo màu đai), có phân biệt giới tính, có mâu thuẫn, có tham vọng,… Và thật bất ngờ với quy mô đó, cách hoạt động điên rồ đó nhưng mọi thứ vẫn hoạt động và thậm chí tuần hoàn một cách hết sức mượt mà.

Cái xã hội thu nhỏ ấy có phân tầng cấp bậc (theo màu đai).
Cái xã hội thu nhỏ ấy có phân tầng cấp bậc (theo màu đai).

Phim tạo tiếng cười thông qua việc cường điệu hóa một cách tiêu cực nhiều tình tiết. Qua đó trào phúng về những chuẩn mực độc hại của chủ nghĩa nam quyền, sự phân biệt giai cấp và giới tính. Tuy nhân vật chính trong phim là nam và cũng không có một nhân vật nữ nằm ở trung tâm câu chuyện nhưng phim lại thể hiện một vấn đề rất quan trọng đối với nữ giới, đó là nữ quyền và bình đẳng giới. Ngoài ra bộ phim còn khiến người ta suy nghĩ sâu sắc về nạn bạo lực trong đời sống của xã hội Mỹ xưa và nay, kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, sự suy đồi đạo đức.

Phim do Jesse Eisenberg thủ vai chính chưa bao giờ làm mình thất vọng, mỗi vai anh diễn là mỗi lần mình phải ngạc nhiên trước tài năng diễn xuất đỉnh cao của anh. Jesse có thể đóng hài rất hay nếu có đúng vai diễn và vai Casey này sinh ra dành cho anh.

Cảm xúc trong Casey chỉ chực chờ một cơ hội để được bung ra.
Cảm xúc trong Casey chỉ chực chờ một cơ hội để được bung ra.

Casey là một anh chàng nhu nhược, yếu đuối thái quá đến mức “ẻo lả”. Từ dáng đi, cách nói chuyện, tính cách thậm chí đến cái tên Casey theo sư phụ “sensei” nói thì nó cũng quá nữ tính. Ở nhà lủi thủi một mình, đến công ty bị đồng nghiệp xa lánh, ra đường bị người khác bắt nạt khiến mọi thứ cảm xúc trong Casey bị dồn nén, anh thu mình lại chỉ chực chờ một cơ hội để được bung ra. Và cú hích khiến anh thay đổi đến từ những hành động khiêu khích của sư phụ Sensei.

Ngay từ đầu phim, Sensei như đi thấu vào tâm can của Casey, hiểu được anh đang gặp vấn đề gì, cần gì. Sensei trao cho Casey sự tự tin, đưa anh đến những giới hạn của bản thân và khiêu khích cái tôi biến anh thành một người mà trước nay anh sợ hãi. Nhưng Sensei lại không lường trước được hậu quả mình gây ra, hắn thao túng được cảm xúc, hành vi của Casey nhưng không nhận biết được con quái vật mà mình đang tạo nên đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Mọi bí ẩn trong phim nằm trong một khung hình.
Mọi bí ẩn trong phim nằm trong một khung hình.

Câu chuyện trong The Art of Self-defense có khá nhiều nét tương đồng với “Fight club”. Cũng kể về một anh chàng bị kìm nén lâu ngày để rồi cuối cùng tự biến mình thành chính thứ họ sợ. Mọi diễn biến trong phim đều là câu chuyện nhân quả, ai gieo nhân nào thì nhận quả đó. Từng bước chuyển biến tâm lý của nhân vật được xử lý rất tinh tế và mượt mà.

Nội dung của The Art of Self-defense đã độc dáo, cách quay phim và âm nhạc trong phim càng quái lạ hơn.

Nghệ thuật trong xây dựng hình ảnh và âm nhạc

khung hình focus vào những đối tượng vô thưởng vô phạt nhưng đầy ẩn ý.
khung hình focus vào những đối tượng vô thưởng vô phạt nhưng đầy ẩn ý.

Phim sử dụng nhiều góc máy rất “không bình thường”. Nhiều khung hình focus vào những đối tượng vô thưởng vô phạt, giống như được chọn ngẫu nhiên nhưng lại rất ẩn ý, phải đến lúc xem gần hết phim, người xem mới “ồ” nhận ra những góc máy lạ ấy nghĩa là gì.

Âm nhạc trong phim không được sử dụng quá nhiều, thay vào đó là phần tiếng động lại rất được chú trọng. Những âm thanh khiến người xem có cảm giác khó chịu, hồi hộp đẩy cảm xúc đến nhiều cung bậc.

Đánh giá phim The Art of Self-defense  là một tác phẩm kỳ lạ, độc đáo, hấp dẫn, hài hước và đủ đen tối để khiến người xem phải rùng mình suy ngẫm. Một bộ phim xứng đáng nằm trong top 10 bộ phim hay nhất 2019 tính đến thời điểm hiện tại do CinemaBlend bình chọn.

Leaz

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
9.1
Diễn Viên
8.9
Hình Ảnh
8.5
Âm Nhạc
8.4
review-phim-the-art-of-self-defense-nghe-thuat-tu-veĐánh giá phim "The art of self defense" là một tác phẩm kỳ lạ, độc đáo, hấp dẫn, hài hước và đủ đen tối để khiến người xem phải rùng mình suy ngẫm.

1 BÌNH LUẬN

  1. Nhìn poster tưởng phim nhảm nhưng thấy mặt của Jess nên phải nhảy vào xem ngay. Ai ngờ hay thật sự. Kiểu nhảm nhảm nhưng mà nó lại hay :))

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here