Những bộ phim về vượt ngục và nhà tù hay

Góc Điện Ảnh giới thiệu đến bạn những bộ phim về nhà tù và vượt ngục hay, đáng xem nhất được cả khán giả lãn giới phê bình đánh giá cao về mặt giải trí, nghệ thuật

Các phim về nhà tù và vượt ngục luôn là đề tài hấp dẫn đối với khán giả bởi yếu tố mạo hiểm và kịch tính đến nghẹt thở. Góc Điện Ảnh giới thiệu đến bạn những phim về vượt ngục đáng xem nhất. Dù là những câu chuyện có thật hay giả tưởng, những bộ phim dưới đây đều cho thấy một kịch bản thông minh cùng dàn diễn viên xuất sắc.

Xem thêm:

Phim Escape Plan (2013)

Thay vì là cuộc vượt ngục của những tên tội phạm hay những tay mơ, Escape Plan 2013 lại là phim về cuộc đào tẩu không tưởng của một chuyên gia đào tẩu thứ thiệt. Đặc biệt phim còn có sự góp mặt của hai tên tuổi lớn của dòng phim hành động Sylvester Stallone và Arnold Schwarzenegger.

Nội dung Escape Plan kể về Ray Breslin (Sylvester Stallone), một chuyên gia vượt ngục giúp tìm các lỗ hổng an ninh cho các nhà tù. Cho đến một ngày, anh hãm hại và bị giam trong nhà tù bí mật tưởng chừng không có lối thoát. Bằng trí thông minh và sự giúp đỡ của người bạn mới quen, cả hai tìm cách trốn thoát.

Sau sự thành công của phần đầu, các nhà làm phim cho ra thêm hai phần nữa vào năm 2018 và 2019 nhưng cả hai phần này đều rất tệ và không để lại ấn tượng nào cho người xem.

Phim Escape from Pretoria (2020) – Phi Vụ Đào Tẩu

Escape from Pretoria là phim dựa trên sự kiện có thật về cuộc vượt ngục thông minh của 3 tù nhân tại nhà tù chính trị Pretoria (Nam Phi) những năm 1979. Phim được đánh giá hay và kịch tính, đặc biệt là phần hóa thân xuất sắc vào nhân vật chính của Daniel Radcliffe.

Nội dung phim kể về Tim Jerkins (Daniel Radcliffe) và Stephen Lee (Daniel Webber) là hai nhà hoạt động chính trị đòi quền bình đẳng cho người da màu tại Nam Phi. Trong một hoạt động phát truyền đơn, cả hai đã bị bắt và bị giam tại nhà tù Pretoria. Khác với những cuộc vượt ngục bằng cách đào đường hầm hay cưa song sắt, họ nghĩ ra phương pháp làm giả chìa khóa bằng gỗ để mở nhà giam.

Phim Escape from New York (Trốn thoát khỏi New York – 1981)

Bộ phim về nhà tù có nội dung giả tưởng lấy bối cảnh New York năm 1997, chiếc máy bay chở Tổng thống Mỹ bị rơi xuống Manhattan – nơi giờ đây đã bị biến thành một nhà tù khổng lồ với hệ thống an ninh nghiêm ngặt. Vụ rơi máy bay đã khiến Tổng thống bị rơi vào tay những băng đảng tội phạm khét tiếng.

Để cứu Tổng thống ra ngoài, để ông kịp đến dự một cuộc họp thượng đỉnh, người ta đã đưa vào trại một tù nhân, từng là một cựu quân nhân trong lực lượng đặc nhiệm, có tên Snake Plissken. Trong vòng 22 giờ, Snake phải giải cứu được Tổng thống ra khỏi nhà tù khét tiếng, nếu không chính anh cũng bị lĩnh án tử.

Phim The Great Escape (Cuộc đào thoát vĩ đại – 1963)

Phim Cuộc đào thoát vĩ đại là phim về vượt ngục lấy bối cảnh Thế chiến II nhưng khai thác những câu chuyện có thật trong lịch sử. Đó là một “cuộc đào thoát vĩ đại” của hơn 600 tù binh ở một trại tập trung của Đức.

Một kế hoạch chi tiết đã được vạch ra đòi hỏi sự “hiệp đồng tác chiến” ăn ý của tất cả các tù binh trong trại. Câu chuyện có thật trong lịch sử Thế chiến II. Một cuộc đào thoát vĩ đại của hơn 600 tù binh ở một trại tập trung của Đức với sự dẫn dắt của Tom, Dick và Harry. Một kế hoạch được vạch ra với bao gian khổ từ việc phối hợp tất cả anh em trong trại đến việc đào đường hầm từ trong trại ra đến bìa rừng – nơi mà quân Đức không thể bắt được họ.

Phim Escape from Alcatraz

Bộ phim về nhà tù và vượt ngục kịch tính có thật của kẻ cướp ngân hàng Frank Morris – người đã cùng đồng bọn của mình tẩu thoát thành công khỏi nhà tù Alcatraz – nơi được cho là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Những người quản trại cho rằng cuộc đào tẩu này về thực tế là thất bại vì Frank và đồng bọn đã bị chết đuối trong làn nước lạnh giá (nhà tù nằm ngay cạnh vịnh), nhưng thực tế người ta chưa bao giờ tìm thấy một thi thể nào trên vịnh sau vụ đào tẩu. Cuộc đào tẩu “huyền thoại” ấy đã được thực hiện chỉ với giấy bồi, áo mưa và thìa sắt.

Phim 3 Kẻ Trốn Tù – O Brother Where Art Thou (2000)

Bộ phim về vượt ngục này lấy cảm hứng từ trường ca “Odyssey” của Homer, kể về chuyến hành trình kiếm tự do của ba tù nhân trốn trại nhưng lại rất tốt bụng đó là:

  • Anh chàng ba hoa có tài hùng biện Everett (George Clooney)
  • Anh chàng duyên dáng và giản dị Delmar (Tim Blake Nelson)
  • Anh chàng hiền hậu bất nhất Pete (John Turturro)

3 con người này trốn khỏi một đoàn tù nhân bị xích chung. Họ bắt đầu theo đuổi hành trình tìm kiếm tự do cùng với lời hứa về việc phân chia tài sản trong một kho báu bí mật mà họ sẽ lấy được. Trong hoàn cảnh không còn một chút gì để mất và vẫn chưa thoát khỏi xiềng xích, họ đã làm một cuộc trốn chạy vội vã cho chính sinh mạng bé nhỏ của mình và kết thúc chặng đường không thể tin được cùng với sự đối mặt những tình huống rượt đuổi kinh hoàng và đối chọi với sự thông minh của những sĩ quan cảnh sát xảo quyệt và bí ẩn được lệnh phải bắt giữ họ bằng mọi giá.

Cuộc trốn chạy này rất đặc biệt với anh chàng ba hoa đó là Everett, anh rất mong chờ ngày trở về để có thể giành lại tình yêu và đoàn tụ với người vợ mà anh hết lòng yêu thương…

The Shawsan Redemsion (Nhà tù Shawshank – 1994) – Phim về vượt ngục hay nhất mọi thời đại

Dù thường xuyên xuất hiện trong top những phim về nhà tù và vượt ngục, nhưng khi mới ra mắt “Nhà tù Shawshank” đã bị thất bại về mặt doanh thu. Dù vậy, thời gian đã cho thấy đây là bộ phim khiến người xem thích thú bởi sự kịch tính cao trào.

Andy Dufresne là một nhân viên ngân hàng, bị kết tội oan rằng đã giết chết vợ và người tình của vợ, anh phải nhận án tù chung thân. Trong nhà tù Shawshank, Andy kết bạn với một người tù già hiểu biết – người đóng vai trò như một ngọn hải đăng chỉ đường cho cuộc đời những tưởng đã rơi vào cơn khủng hoảng không lối thoát của Andy.

Phim nhận được 7 đề cử Oscar nhưng không giành được giải nào bởi năm đó có một đối thủ quá nặng ký là “Forrest Gump”

Leaz – Góc Điện Ảnh

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
9
Diễn Viên
8.8
Hình Ảnh
8.5
Âm Nhạc
7.8
top-5-phim-ve-chu-de-vuot-nguc-hay-nhaTổng hợp những phim vượt ngục hay

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here