Tìm hiểu về Nghịch Lý Tiền Định qua các bộ phim du hành thời gian

Các đạo diễn rất hứng thú với thể loại hại não về thời gian. Trong đó, nghịch lý tiền định (Predestination Paradox) xuất hiện trong khá nhiều phim.

Ngoài những bộ phim tình cảm lãng mạn hay hành động cháy nổ, các đạo diễn Hollywood cũng rất thích với thể loại hại não về du hành thời gian. Trong đó, nghịch lý tiền định (Predestination Paradox) được thể hiện trong khá nhiều phim.

Xem thêm:

Cùng theo dõi bài viết để hiểu nghịch lý tiền định là như thế nào? và vì sao nó lại được các đạo điễn yêu thích mà đưa vào nhiều phim như vậy.

Tìm hiểu về Nghịch Lý Tiền Định qua các bộ phim du hành thời gian

Trước hết, nhằm nắm được nội dung bài viết, bạn nên xem trước các phim: Predestination (2014), Back to the future (1995), Terminator phần 2, Interstellar (2016) và Flash (phim siêu anh hùng của DC).

Để hình dung khái quát về Nghịch lý tiền định, bạn hãy tưởng tượng rằng thời gian được trải dài trên 1 sợi dây có độ dài “vô hạn” và bất kỳ hành động nào làm uốn cong sợi dây đó sẽ tạo ra những vòng tròn lặp lại hay những biến đổi nhất định.

Một trong những bộ phim kinh điển về chủ đề này chính là Predestination (Định Mệnh) năm 2014. Lưu ý: bài viết spoil phần lớn nội dung phim nên nếu bạn chưa xem phim nên tìm và xem trước.

Nội dung phim Predestination sau khi xem xong và xâu chuổi các sự kiện mình có thể tóm tắc như sau:

Tìm hiểu về Nghịch Lý Tiền Định qua các bộ phim du hành thời gian

Một cô bé mồ côi được đưa vào trại trẻ mồ côi từ nhỏ, lớn lên và yêu 1 anh chàng say đắm, sau đó anh ta bỏ cô lại cùng 1 đứa con gái. sau khi sinh con cô được phát hiện có cả 2 bộ phận sinh dục nam và nữ, phần nữ của cô đã bị tổn hại sau khi sinh ra đứa con và cô phải phẫu thuật thành nam giới. Đứa con của “anh” ấy bị bắt cóc, anh ấy đau khổ đi uống rượu, trong quán rượu anh gặp được một ông già bảo rằng ông ta sẽ giúp anh du hành ngược thời gian bằng 1 cỗ máy, anh ấy quay về quá khứ quyết tìm ra ai đã hại đời mình. Trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ này, anh gặp và yêu say đắm 1 cô gái, rồi anh bỏ đi tìm kẻ kia tiếp. Khi biết cô ấy sinh con, anh lén vào bệnh viện bắt lấy đứa trẻ và du hành ngược về nhiều năm trước và đặt cô bé vào cô nhi viện. Anh thề không dùng cỗ máy nữa và sống đến già, mãi đến 1 ngày ông lão ấy bước vào 1 quán rượu nhìn thấy 1 thanh niên say xỉn và trao lại cỗ máy thời gian cho anh ta.

Bạn có thể đọc thêm review phim Predestination

Nghe thì có vẻ phức tạp và hại não nhưng tóm lại một câu đó chính là: tất cả những nhân vật gồm: cô bé mồ côi, người mẹ sinh ra đứa con, anh chàng du hành thời gian, kẻ bắt cóc đứa bé, anh chàng say xỉn và ông già đều là 1 người, chỉ là ở những thời điểm khác nhau, anh ta chỉ đang cố để ngăn không cho vòng lặp xảy ra nhưng vô tình lại làm cho nó trở thành hiện thực.

Tìm hiểu về Nghịch Lý Tiền Định qua các bộ phim du hành thời gian
Anh ta chỉ đang cố để ngăn không cho vòng lặp xảy ra nhưng vô tình lại làm cho nó trở thành hiện thực.

Nghịch lý tiền định (Predestination Paradox) hay vòng lặp nhân quả là 1 việc đã xảy ra trước đó khiến cho bạn phải quay ngược trở về thời gian để khiến điều đó không xảy ra, nhưng cuối cùng bạn lại là người khiến nó xảy ra.

Ví dụ: bạn bị một ô tô đâm vào và bỏ trốn khiến bạn phải nhập viện điều trị mất vài tháng. Sau khi được chửa khỏi, bạn liền quay lại quá khứ xem “đứa nào dám tông mình” buộc hắn phải trả giá. Bạn quay về thời điểm đụng xe, lấy một chiếc ô tô chạy đến chổ đó vô tình vì vội vả ban lạ đâm phải chính mình trong quá khứ hoảng quá bạn liền bỏ chạy. Bạn trong quá khứ bị đâm xe lại tức giận, lại quay về quá khứ và lặp lại tương tự, cứ như vậy mãi mãi. Nghịch lý tiền định khá phổ biến và có một số biến dị trong những bộ phim khác. Cụ thể như:

Nghịch lý “Lời tiên tri tự hoàn thành”

Một người nào đó nghe đến mình sẽ trở thành 1 cái gì đó ở tương lai, kiểu “Mi là người cứu cả thế giới”, bị “tự kỷ ám thị” với điều đó rồi tự biến mình thành điều được báo trước.

Ethan về già lại trở thành Fizzle Bomber

Ví như cũng trong phim Predestination, Ethan Hawke ban đầu là người truy lùng The Fizzle Bomber, nhận ra hắn là mình trong tương lai xa và nghe những lí do của hắn kiểu “Tại sao ngươi lại muốn giết ta trong khi ta đã cứu đến hàng tỉ người bằng cách giết chỉ 100 người?” rồi sau đó tự biến thành Fizzle Bomber rồi quay về đặt bom làm biến đổi nhân dạng của Sarah Snook thành Ethan Hawke giúp phim kết thúc theo đúng như những gì đã tính trước.

Bạn vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân cho các hành động của mình. điều này cũng được thể hiện qua tóm tắt của film Predestination. Cho dù bạn có làm cái cách nào đi chăng nữa, mọi việc vẫn sẽ diễn ra như đã được định trước rồi

Nghịch lý dây giày (Boostrap Paradox)

Nghịch lý này chính là việc ta không thể giải thích được nguyên nhân của sự việc là từ quá khứ hay tương lai. Chuyện này trong truyện Doremon cũng hay nhắc đến nè. Ví dụ:

Matthew McFly trong phim Back to the future

Trong Back to the future, Matthew McFly của năm 1985 quay trở về năm 1955 và leo lên sân khấu chơi bài hát Johnny B Goode – sáng tác năm 1958, lừng danh của Chuck Berry ngay trước mặt của… Chuck Berry giúp ông có thể “sáng tác” ra bài này 3 năm sau đó;

Một cảnh trong phim Terminator

Hay như trong Terminator thì Skynet tạo ra T-100, T-100 quay về và con chip của nó đã giúp người quá khứ tạo ra Skynet; 

Một cảnh trong phim Interstellar
Hay trong Interstellar, nhân vật Cooper rớt vào Ma Trận, gửi mã về cho Murphy viết ra được công thức bẻ cong không gian và thời gian rồi trong tương lai người ta lại đem cái Ma Trận đó về quá khứ để cho Cooper rớt vào…
Nhân vật Flash

Và còn một trường hợp khá nổi tiếng trong phim The Flash – Người nhanh nhất thế giới của DC comics – cũng là người được mệnh danh anh chàng phá nát các dòng thời gian – cũng từng có 1 phiên bản liên quan đến bootstrap paradox như sau: Flash trong lúc cứu Iris West không bị Reverse Flash giết trong quá khứ đã quay trở lại thời điểm xảy ra sự cố khiến anh bị biến thành Flash, anh ta liền tạo ra “tia sét” Speedforce để cho chính mình trong quá khứ đó trở thành The Flash.

Nghịch Lý ông Nội – Grandfather Paradox

Nghịch lý ông nội là một giả thuyết được đưa ra như sau: nếu chúng ta quay về quá khứ thời điểm trước khi ông nội gặp bà nội, chúng ta giết đi ông nội thì sẽ không có ba của ta rồi không có ta để mà quay ngược lại thời gian, nếu vậy thì ông nội ta vẫn sống, có ba ta và có ta và như vậy thì ta có thể quay về… ý tưởng của nghịch lý ông nội đó là khi chúng ta quay về để thay đổi 1 điều gì đó thì sẽ xảy ra 1 nguyên nhân để chúng ta chẳng thể nào có thể làm được điều đó, như 1 cách mặc định chúng ta không thể thay đổi 1 vòng tròn cố định.

Tương tự như vậy, nghịch lý Hitler: Nếu ta quay về giết Hitler, Thế chiến 2 không xảy ra, lịch sử không ghi nhận và không ai biết Hitler là ai, và như vậy thi không có lí do gì để quay lại giết Hitler, và Hitler vẫn còn sống và lịch sử lại khiến chúng ta quay lại… Nghịch lý ông nội đưa ra sự bất khả thi về mặt vật lý còn nghịch lý Hitler lại đưa ra sự bất khả thi về mặt nguyên nhân khiến chúng ta có thể quay ngược thời gian.

Như vậy, chúng ta đã xem thời gian là 1 đường dây có thể bị bẻ cong lại, đây là cách để chúng ta chứng minh được sự bất biến của các sự kiện diễn ra trên vòng thời gian đó.

Leaz

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here