Review phim Shadow (Vô Ảnh) – Phim võ hiệp của Trương Nghệ Mưu

Cùng Góc Điện Ảnh review phim Shadow (Vô Ảnh) bộ phim võ thuật đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trương Nghệ Mưu sau thời gian vắng bóng.

Sau thất bại nặng nề với bom tấn Vạn Lý Trường Thành 2016, đạo diễn Trương Nghệ Mưu trở lại với phong cách nghệ thuật thường thấy của mình trong phim Shadow (Vô ảnh). Đây có thể được xem như tác phẩm nhằm khẳng định giá trị và tầm ảnh hưởng của vị đạo diễn tài hoa này. Cùng Góc Điện Ảnh review phim Vô ảnh (Shadow) trước khi ra rạp thương thức. Bài viết có tiết lộ một số ít nội dung phim.

Review phim Shadow (Vô Ảnh) - Phim võ hiệp của Trương Nghệ Mưu

Xem thêm:

Nội dung của phim Vô Ảnh (Shadow)

Nội dung phim thấm đẫm chất phương Đông từ màu sắc, nội dung đến chất liệu nghệ thuật. Phim lấy bối cảnh tại Phái quốc – một quốc gia giả tưởng thời trung cổ, câu chuyện xoay quanh những âm mưu và dục vọng của cả Chúa công cùng quần thần trong triều đình.

Review phim Shadow (Vô Ảnh) - Phim võ hiệp của Trương Nghệ Mưu
Đô đốc Tử Ngu vì trọng thương mà cơ thể tiều tụy.

Thành Cảnh Châu của Phái quốc đã rơi vào tay ngoại bang từ lâu nhưng Chúa công Dương vì hèn nhát chỉ muốn an phận thủ thường nên tìm mọi cách chiều lòng kẻ địch. Trong khi đó, đô đốc Tử Ngu lại một lòng vì đất nước, tìm mọi cách lấy lại thành Cảnh Châu. Tử Ngu ra lời thách đấu với Dương Thương – tướng trấn thành Cảnh Châu, quyết một trận sống mái. Nhưng trước đó, Tử Ngu từng bị Dương Thương đả thương rất nặng nên phải dùng ảnh tử – kẻ thế thân của mình để tham gia cuộc tỉ thí.

Review phim Shadow (Vô Ảnh) - Phim võ hiệp của Trương Nghệ Mưu

Ảnh tử là kẻ có ngoại hình giống hệt Tử Ngu và được ông đưa về nuôi dưỡng tử nhỏ nhằm mục đích thế thân mình trong những việc nguy hiểm. Trải qua thời gian luyện tập cùng đô đốc Tử Ngu, ảnh tử dần nắm bắt được phương pháp để chiến thắng. Đến thời điểm chín mùi, “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Tử Ngu bắt đầu thực hiện kế hoạch đầy toan tính của mình.

Dù Trương Nghệ Mưu đã nói, ông lấy cảm hứng từ bộ phim Nhật Bản “Kagemusha” của Akira Kurosawa, nhưng thực sự, hai bộ phim này từ tình tiết nội dung đến ý nghĩa thông điệp đều hoàn toàn khác biệt. Đối tượng dục vọng của đô đốc Tử Ngu và cái bóng Cảnh Châu (Đặng Siêu đóng hai vai) đều là Tiểu Ngải, đây là một manh mối nhỏ, đồng thời cũng là nguồn gốc của những mâu thuẫn xuyên suốt phim.

Review phim Shadow (Vô Ảnh) - Phim võ hiệp của Trương Nghệ Mưu
Tiểu Ngải (Tôn Lệ) là vợ của đô đốc Tử Ngu nhưng đã đem lòng yêu ảnh tử Cảnh Châu.

Phim có tiết tấu chậm nhưng luôn có những kịch tính và cao trào đủ để hút khán giả đến những cái hay ở cuối cùng. Điểm thú vị của “Vô ảnh” là việc xây dựng một câu chuyện phi tuyến tính, đan xen giữa hiện tại và quá khứ vừa tăng tính tò mò cho người xem vừa dẫn dắt đến Plot twist đầy bất ngờ ở cuối phim. Đạo diễn không dành quá nhiều thời gian ban đầu để giới thiệu bối cảnh hay nhân vật, thay vào đó tạo ra những mâu thuẫn rồi dần giải quyết. Trong quá trình đó, chân dung những nhân vật dần được thể hiện, lộ rõ những âm mưu toan tính không ai ngờ tới. Một phong cách rất đặc trưng của Trương Nghệ Mưu.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã tạo nên kỳ quan thị giác.

Dù nội dung, tư tưởng trong Vô Ảnh có kẻ khen người chê, nhưng điểm chung nhất là phần hình ảnh luôn khiến người ta trầm trồ thán phục, ấn tượng sâu sắc. Bằng tài nghệ của mình, Trương Nghệ Mưu đã tạo nên kỳ quan thị giác. Phim sử dụng tông màu tương phản trắng – đen chủ đạo. Trắng – đen kiểu Trung Quốc, đương nhiên chỉ có thủy mặc.

Review phim Shadow (Vô Ảnh) - Phim võ hiệp của Trương Nghệ Mưu

Sáng tạo của Trương Nghệ Mưu đã mở ra một con đường mới, đưa thủy mặc truyền thống của Trung Quốc lên màn ảnh rộng hiện đại. Trong phim, những động tác đánh võ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát hòa vào cơn mưa rả rích như những bức họa tráng lệ. Phim võ thuật kiểu Trương Nghệ Mưu luôn là vậy, vẫn thế cầm đao mềm nhẹ nhưng uyển chuyển như nước, thống nhất với triết lý “lấy nhu thắng cương” của Đạo gia. Điển hình là buổi tập luyện trên sân võ thái cực đồ của đô đốc Tử Ngu. Tiểu Ngải lấy chất “âm” của nữ nhân để tìm ra cách hóa giải “dương” thế trường đao của Dương Thương sau đó chỉ dạy lại cho ảnh tử Cảnh Châu. Nhờ đó mà nhiệm vụ thách đấu Dương Thương của Cảnh Châu mới thành công mang về đại cục cho Phái quốc.

Nghệ thuật Thủy Mặc trong phim Vô Ảnh

Vẫn là cổ trang, vẫn là kỳ quan thị giác, nhưng khác với phim “Anh hùng” rực rỡ sảng khoái, thứ mà Vô Ảnh mang đến là một bức tranh thủy mặc trầm ngâm độc đáo. Trong Thủy mặc Trung Hoa, đặc biệt là tranh non nước của văn nhân, ẩn trong hội họa là thiên – địa – nhân hài hòa, cái cá thể của người sáng tác cùng cảnh vật được hòa vào làm một, người sống trên đời, dù đã tự tại hay tiêu dao, đều luôn tìm cơ hội hòa làm một với thế giới trong không gian linh hồn chật chội.

Bút pháp thủy mặc lấy nhất sắc bao hàm ngũ sắc, lấy ít thể hiện nhiều, lấy khoảng trắng thể hiện phức tạp rối ren, lấy bút và mực gửi gắm tình non nước. Chốn phố phường ồn ã, mượn tranh sơn thủy tìm nơi tĩnh lặng linh hồn; nơi rừng sâu thăm thẳm, lấy bút mực gửi gắm tình người. Đây mới tinh thần chân chính của nghệ thuật sơn thủy Trung Hoa.

Trương Nghệ Mưu chọn phong cách thủy mặc trắng – xám – đen vì như vậy phù hợp với chủ đề của bộ phim. “Vô ảnh” nói về tính chất phức tạp của nhân tính. Đen và trắng trong thủy mặc không chỉ đơn thuần đại diện cho cái ác và cái thiện, mà ở giữa còn có nước, qua tầng tầng lớp lớp nảy sinh biến hóa. Đó là sự thần bí và ý nhị của thủy mặc. Đây cũng vừa vặn mang tính trung gian như nhân tính. Không chỉ đơn thuần đen – trắng, thiện – ác, mà còn có vùng xám trung gian rất khó để miêu tả.

Như vậy, tông màu chủ đạo của bộ phim có liên hệ chặt chẽ đến tình cảm đạo đức của nội dung, bi kịch của bộ phim là vì dục vọng, quyền lực và âm mưu của con người. Mọi nhân vật chính đều mang mặt nạ, trừ cái bóng của đô đốc, điều này mang ý nghĩa, kỳ thực, mỗi người đều có một cái bóng…

Tuyến nhân vật đa chiều, phức tạp

Những tuyến nhân vật phức tạp trong phim tạo ra sự tò mò thú vị đến khán giả. Tất cả các nhân vật chính, ngoài trưởng công chúa – một cô bé dám yêu dám hận, tất cả đều chen chúc trong dục vọng và âm mưu, tìm một lối ra quanh co, một con đường chết bất cam.

Chủ công giả ngây giả dại trên triều, không ôm hoài bão, ngoài mặt thể hiện tôn trọng, kính yêu với đô đốc mà trong tâm lại đầy những mưu mô toan tính.

Đô đốc Tử Ngu tính toán, liệu việc trước sau, lên một kế hoạch tưởng chừng hoàn hảo những cuối cùng không qua được hai chữ “thiên ý”. Ông dùng lời ngon ngọt dụ dỗ ảnh tử của mình ra trận rồi sau đó lên kế hoạch thủ tiêu bịt đầu mối. Nhưng sau đó lại bị chính ảnh tử hãm hại. Đó là lúc bản thân cái bóng cũng lại đang tạo ra cái bóng của chính mình.

Một bộ phim toàn thiện và ác, đâu đâu cũng có âm mưu, thành công và thất bại, giết hay bị giết, con người trở thành hai quân cờ đối lập nhau trên bàn cờ. Tinh thần thủy mặc non nước là thoát ly quyền lực và dục vọng. Nhưng trong Vô Ảnh lại chỉ có quyền lực và dục vọng, không hề có thứ gì khác.

Để kéo giãn khoảng cách giữa hai vai đô đốc Tửu Ngu và cái bóng Cảnh Châu, đạo diễn đã khéo léo xây dựng hai tạo hình tách biệt. Tuy nhiên, không nhờ diễn xuất xuất thần của Đặng Siêu, khó lòng làm nên hai tính cách khác biệt đối lập đến vậy.

Trương Nghệ Mưu tìm kiếm sự đột phá trên phương diện hình thức thể hiện, cố gắng sử dụng tài nguyên văn hóa truyền thống, đây là điều đáng cổ vũ. Có thể thấy, “Ảnh tử” là phương thức biểu đạt hiện đại của một văn hóa truyền thống. Nội dung và hình thức của của phim đa tầng, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc về tinh thần truyền thống Trung Hoa của vị đạo diễn tài năng.

Đánh giá phim Vô Ảnh (Shadow) là một phim hay về cả mặt hình ảnh và tâng lớp ý nghĩa. Phim có tiết tấu chậm nhưng luôn có những kịch tính và cao trào đủ để hút khán giả đến những cái hay ở cuối cùng. Dù là một fan của Trương Nghệ Mưu hay một khán giả đại chúng, đừng nên bỏ lở kì quan thị giác này.

Góc Điện Ảnh

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
8.0
Diễn Viên
7.8
Âm Nhạc
8.1
Hình Ảnh
8.5
review-phim-shadow-anh-phim-vo-hiep-cua-truong-nghe-muurương Nghệ Mưu tìm kiếm sự đột phá trên phương diện hình thức thể hiện, cố gắng sử dụng tài nguyên văn hóa truyền thống, đây là điều đáng cổ vũ. Nhưng thật đáng tiếc, là đại diện của đạo diễn đời thứ năm, ông chỉ học được vẻ ngoài của mỹ học truyền thống mà lãng quên tinh thần thẩm mỹ cổ điển Trung Hoa.

5 BÌNH LUẬN

  1. Chắc hẳn tác giả viết bài này có cái nhìn sâu sắc hơn Trương Nghệ Mưu? Mong chờ một ngày được xem phim của tác giả ạ

    • Nhìn qua khe cửa để tự quyết định ấy bạn 😀 Vì cái nhất thời (tiết lộ thân phận Ảnh Tử) hay cái đại cục (để Ảnh Tử lên làm vua). Hình ảnh cũng có sự tương đồng với việc Đô Đốc nhìn thấy cảnh vợ và Ảnh Tử ân ái với nhau qua cái khe nhưng vẫn không nói gì, để cho Ảnh Tử ngày mai toàn tâm toàn ý mà chiến với Dương Thương.

    • Cái hình ảnh đó giống với hình ảnh Đô Đốc ngồi trong bóng tối tính kế, nhìn ra ngoài qua kẽ hở. Người cao thâm thật sự chính là Tiểu Ngải đó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here