Phim Breakfast at Tiffany’s (1961) những điều tạo nên tác phẩm kinh điển

Review phim Breakfast at Tiffany’s một bộ phim tình cảm lãng mạn, nhẹ nhàng, vintage. một màu phim hài hòa mà khó quên.

Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim tình cảm lãng mạn, nhẹ nhàng, vintage với theme aesthetic blink blink, Breakfast at Tiffany’s có lẽ sẽ khiến bạn hài lòng. Mình không trông chờ nhiều ở một bộ phim năm 1961, nhưng màu phim vintage, hơi có xíu grain, hiệu ứng blink blink như trong những video TikTok mình hay coi gần đây khiến mình tiếp tục coi tới cuối phim, dù nội dung phim với mình có vẻ hơi chậm và lan man một xíu.

Xem thêm:

Nội dung Phim Breakfast at Tiffany’s

Mở đầu phim với nữ chính như bước ra từ giấc mơ Paris: trên tay chiếc bánh sừng bò nóng hổi, một tay cầm cốc cà phê giấy, trong bộ váy đen quyến rũ và gu ăn mặc chất lừ. Một ông hàng xóm luôn luôn phàn nàn, một cuộc gặp gỡ với nhà văn điển trai hết thời, một con mèo vàng không có tên. Những buổi tiệc tùng thác loạn khiến mình liên tưởng tới The Great Gastby, mọi người với những bộ cánh diêm dúa, uống đến say mềm và mất hết tự chủ.

Liệu họ có yêu ai khác ngoài tiền và chính bản thân họ? Tại sao tiền lại có sức mạnh lớn tới con người ta như vậy nhỉ?

Cô gái ấy chạy trốn đi khỏi quá khứ chán chường, tự cho mình là một tâm hồn tự do, phóng khoáng và không phụ thuộc vào một người đàn ông nào cả. Cô gái ấy làm những chuyện điên rồ, bởi cô ấy là như vậy, không bao giờ cần một lời giải thích. Con mèo của cô không cần đặt tên, cô cho rằng con mèo và mình chẳng thuộc về ai, và cũng chẳng thuộc về nhau.

Những điều tạo nên tác phẩm kinh điển

Mình đã hơi nghi ngại liệu vai trò của anh nhà văn hết thời có giống như The Great Gasby, luôn luôn có mặt ở đó, nhưng chẳng bao giờ là tâm điểm của bất cứ điều gì. Nhưng một bộ phim kinh điển của những năm 60s vẫn tồn tại nam chính, để đến cuối cùng họ có thể hạnh phúc bên nhau, hoặc đau khổ không bao giờ có thể gặp lại (no spoiler)

Một trong những quotes yêu thích của mình ở Breakfast at Tiffany’s:

“You call yourself a free spirit, a “wild thing,” and you’re terrified somebody’s gonna stick you in a cage. Well baby, you’re already in that cage. You built it yourself. And it’s not bounded in the west by Tulip, Texas, or in the east by Somali-land. It’s wherever you go. Because no matter where you run, you just end up running into yourself.”

Tự do, hoang dại, nhưng bạn vẫn luôn có thể ở bên cạnh một ai đó khiến bạn cảm thấy an toàn, thay vì cố gắng mạnh mẽ một mình. Đến cuối cùng, liệu lý tưởng về một người phụ nữ mạnh mẽ có còn đúng không, khi bạn cố tỏ ra mạnh mẽ và bất cần, nhưng bạn khóc một mình khi mọi thứ quá mỏi mệt.

Mình sẽ không thể hiểu, và chẳng bao giờ có thể hiểu nổi tâm tư của nữ chính, bởi nàng quá tùy hứng và khó đoán. Cuộc đời nàng không có kế hoạch nào cả, không có quy tắc nào cả, không như những gì anh nhà văn hết thời đã từng viết trong cuốn sách trước đây của anh ta. Không tăm tối, không sầu thảm, tất cả tươi vui và dễ chịu như một buổi sáng dạo chơi và ngắm nhìn những món đồ trang sức xinh đẹp tại Tiffany’s, nơi mà bạn nói muốn mua 1 món đồ 10$ nhưng nhân viên vẫn nhiệt tình giúp đỡ thay vì khinh bỉ và đuổi bạn ra khỏi cửa.

Với một bộ phim được cho là điển hình và nên coi, mình cũng không hối hận lắm khi dành mất mấy ngày cố gắng coi hết phim sau bao lần pause – dừng. Bộ phim từ những năm 60s nhưng gu ăn mặc của nữ chính vẫn khiến con cháu sau này mê mệt, kiểu tóc bới bềnh bồng ấy, cat eyeliner và những chiếc đầm fancy. Tất cả để lại cho Breakfast at Tiffany’s một màu phim hài hòa mà khó quên.

Kim Xuân