Review phim Oldboy (2003) tác phẩm gây sốc của điện ảnh Hàn

Review phim Oldboy, tác phẩm của đạo diễn Park Chan-wook ám ảnh người xem bởi những cảnh quay bạo lực và sốc đến rợn người về thế giới nội tâm qua sự trả thù.

Năm 2004, khi được chọn làm chủ khảo tại LHP Cannes danh giá, đạo diễn Quentin Tarantino thuyết phục bằng được những giám khảo khác chọn một bộ phim Hàn Quốc cho giải nhất. Làm thế nào mà một tác phẩm châu Á lại có thể khiến nhà làm phim lừng lẫy từng đoạt Oscar bị chinh phục? Oldboy không những sở hữu các đặc trưng của phim Tarantino như bạo lực, sốc đến rợn người mà còn lột tả trần trụi thế giới nội tâm phức tạp của con người qua sự trả thù.

Xem thêm: 

Bây giờ tôi mới xem phim Oldboy thì có lẽ là hơi muộn, bởi bộ phim không phải là quá mới, không phải là bom tấn đang hót ngoài rạp kia, phim từ năm 2003 lận, cũng đã 1 thập kỉ rồi chứ ít gì.

Nhưng xem xong phim, mà nhất là xem buổi tối, tôi chắc chắn, ít ai đêm ấy có thể ngủ được. Cái tôi muốn nói không ngủ được ở đây không phải như phim ma, phim kinh dị, vì quá sợ hãi mà không ngủ được, mà cũng không phải như những phim tình yêu lãng mạn khác của Hàn, đêm về mộng lấy được trai đẹp.

Old boy là 1 bộ phim dựa vào bộ truyện tranh cùng tên của hai tác giả Minegishi và Garon Tsuchiya. Oldboy là bộ phim thứ hai trong bộ ba phim The Vengeance. Đây là một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh Hàn Quốc.

Thử tưởng tượng vào 1 đêm mùa đông mưa gió – bạn- 1 con người hoàn toàn bình thường đang có 1 cuộc sống hoàn toàn bình yên, bị bắt và giam giữ suốt 15 năm liền. Mà tồi tệ hơn nữa, đó là bạn hoàn toàn không hề biết ai là người bắt giữ mình, và lí do vì sao mình bị bắt. Bạn sẽ làm gì, cảm giác khi ấy hẳn là vô cùng tồi tệ đúng không? Oh Deasu – nhân vật chính của phim cũng đã phải chịu đựng 15 năm trời như thế

Tình yêu trong phim

Trong phim, có 2 tình yêu vô cùng bất ngờ, dù thuộc cùng 1 dạng. Đó là tình yêu của Woo Jin và chị gái Lee Soo, của Dea-su và con gái Mi Do. Có 1 trang web khuyến cáo rằng phim này không dành cho những người tâm lý yếu, tôi nghĩ cũng đúng, bởi thứ tình yêu loạn luân như trong phim Old boy, không phải ai xem cũng chấp nhận được. Đó cũng là lí do mà phim chỉ được giải nhì trong Grand Prix, bởi nội dung và cách truyền tải quá sốc. Nó đảo ngược lại với đạo đức và truyền thống của người Châu Á.

Dù nội dung chính của phim không phải là tình cảm mà là sự trả thù, tôi vẫn vô cùng thích 2 tình yêu này.

Tình yêu đầu tiên là của 2 chị em tuổi vị thành niên, với tình cảm non nớt đầu đời dành cho nhau. Nhưng sâu sắc hơn nữa, ngay cả khi biết điều đó là loạn luân, hay khi bị mọi người đồn đại, ruồng bỏ, hai chị em họ vẫn không từ bỏ, mà vẫn chọn cách ở lại bên nhau. Như Deasu nói thì 2 người đã chấp nhận con mình cũng là cháu mình. Những giọt nước mắt bất lực của Woo Jin khi kéo tay chị hay việc anh đã dành hơn nửa cuộc đời mình để trả thù cho chị gái đã chúng tỏ tình yêu ấy sâu sắc đên mức độ nào.

Chính câu nói này của Woo Jin đã làm Oh Dea-su suy nghĩ về tình yêu của mình và con gái. Tôi bị ám ảnh với cảnh người cha- người yêu quỳ xuống liếm giày của kẻ thù, và cuối cùng đã tự cắt cái lưỡi tội lỗi của mình dâng lên chỉ để cho con gái- người tình không biết được sự thật đau đớn ấy. Cảnh cuối cùng, anh bất chấp tất cả, tìm cách quên đi kí ức của mình, để được ở lại bên con gái và hành ảnh cô con gái ôm chặt lấy người cha nói: “Em yêu anh” quả thật là cái kết không ngờ tới.Tình yêu- dù ở dưới bất cứ hình thức nào- cũng vô cùng đáng quý.

Đánh giá phim Oldboy

Không phải ngẫu nhiên mà Tarantino đặc biệt ưa thích Oldboy đến vậy bởi bộ phim chứa đựng những cảnh bạo lực khiến khán giả phải rùng mình còn hơn cả khi phải xem phim kinh dị. Oldboy có nét nào đó giống với những tác phẩm của đạo diễn Nhật Takashi Miike – người nổi tiếng với những bộ phim bạo lực đẫm máu, gây sốc như Ichi the Killer hay Audition. Trong Oldboy có những cảnh đủ rùng rợn đến mức những người gan dạ nhất cũng phải lấy tay che miệng vì kinh hãi như khi Oh Dae-su dùng búa nhổ răng để tra khảo một người hay cảnh nhân vật dùng kéo cắt lưỡi…

Các cảnh hành động trong phim không nhiều song đều được xây dựng một cách sáng tạo, chân thực và đẩy cảm xúc của khán giả lên ở mức cao nhất. Tiêu biểu cho sự đột phá ấy là cảnh trận chiến trong hành lang giữa Oh Dae-su với hơn chục tên du thủ du thực. Trong cơn khát máu và nỗi căm hờn dồn nén suốt 15 năm, Oh lao vào tả xung hữu đột với chúng chỉ với một chiếc búa trên tay và không lùi bước dù có bị dao găm vào lưng. Dù độ dài chỉ gần bốn phút nhưng trận chiến đó được xem như một trong những cảnh hành động kinh điển của lịch sử châu Á, do đa phần được quay theo chiều ngang và chỉ quay liền một mạch không hề cắt cảnh hay sử dụng công nghệ chèn vào.

Giống như các pha hành động, tình dục trong phim cũng được tiết chế về mặt tần suất nhưng lại nắm vai trò cốt lõi trong cả câu chuyện. Đó là một mảnh ghép quan trọng, không được Park Chan-wook thả một cách vương vãi để rồi cho tới cửa mê cung, người xem sẽ có thể ghép nó và hoàn thiện bức tranh ghép Oldboy. Bức họa toàn cảnh ấy sẽ khiến không ít người phải sốc và ám ảnh bởi nó u tối như chính những góc khuất sâu thẳm nhất trong tim con người khi nung nấu ý định trả thù.

Những bài học cuộc sống sâu sắc rút ra

Đó là bài học về nghị lực sống. Oh Deasu- 15 năm trời, đã tìm cách để thoát ra khỏi cái nhà tù ám ảnh ấy. 15 năm trời giam lỏng cùng chiếc Tivi nhưng anh vẫn không ngừng rèn luyện bản thân. Anh tập đấm bốc, viết nhật kí trong tù, để dành thù hận để 15 năm sau trả. Mọi người đều khen cảnh 1 mình anh đối diện với mấy chục tên côn đồ chỉ với 1 chiếc búa trên tay được quay rất khéo và tài tình. Tuy nhiên, với tôi, tôi nghĩ đấy là nghị lực sống trỗi dậy trong con người ấy, nỗi căm hờn dồn nén sau từng ấy năm nên dù có thể nào, dù gặp bất cứ đối thủ nào anh cũng không thể chết. Chưa tìm ra sự thật thì anh chưa thể chết- từng kia năm còn chịu đựng được cơ mà- huống chi đây chỉ là vài chục tên nhóc.

Đó còn là bài học về việc biết dừng lại đúng lúc, buông tay đúng nơi: Woo Jin đã buông bàn tay của chị ra, để chị rơi xuống đập nước cho dù anh không hề muốn. Đơn giản vì đó là sự lựa chọn của Lee Soo và cô không hối hận vì điều đó, không hối hận vì đã yêu em trai mình. Tuy nhiên không thể chịu đựng được miệng lưỡi thế gian, cô đã tìm đến cái chết, để em trai cô có thể được sống thanh thản hơn. Trên đời mấy ai đủ dũng cảm để làm được như Woo Jin, để buông rơi bàn tay ấy, để chị anh được mỉm cười, hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.

Đó cũng là bài học về ân oán ở đời: Đọc bá tước Monto Criso hay Ghajini của Ấn Độ đều đã quen thuộc với mô típ bị hàm oan sau đó âm thầm cả đời để đợi thời cơ trả thù. Tuy nhiên trong phim này thì khác. Oh Deasu cứ ngỡ là mình vô tội, điên cuồng lao đi trả thù để rồi nhận ra tất cả đều do nghiệp chướng của mình trong quá khứ gây ra. Tất cả mọi việc trên đời đều có nguyên nhân của nó, gieo nhân nào gặt quả đấy. Dù tội lỗi của Deasu không quá lớn để anh đáng bị trừng phạt như thế nhưng xét cho cùng thì tội gốc vẫn từ anh mà mọc lên.

Trong phim có 1 câu nói kinh điển mà tôi nghĩ mình sẽ nhớ mãi: “Hãy cười đi và cả thế giới sẽ cười với bạn. Hãy khóc đi và bạn sẽ khóc một mình”. Đây cũng là một chân lí mà chúng ta nên ghi nhớ trong cuộc sống.

Vào tháng 10/2013, Hollywood cũng có một phiên bản remake (làm lại) phim Oldboy do đạo diễn Spike Lee đảm nhiệm nhưng ngay từ trailer đã có nhiều fan ruột của phiên bản gốc phản đối. Dù cho “Oh Dae-su phiên bản Mỹ” có do diễn viên Josh Brolin từng được đề cử Oscar đi chăng nữa, tác phẩm khó có thể sánh ngang bộ phim 10 năm trước. Điều đầu tiên cần nhắc tới là phiên bản Mỹ đã cắt đi chi tiết gây sốc nhất của Oldboy và thứ hai là những gì diễn viên Choi Min-sik từng làm được quá xuất sắc.

Góc Điện Ảnh

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
9
Diễn Viên
8.5
Âm Nhạc
8
Hình Ảnh
8.5
oldboy-2003-bo-phim-gay-soc-trong-lich-su-phim-hanNăm 2004, khi được chọn làm chủ khảo tại LHP Cannes danh giá, đạo diễn Quentin Tarantino thuyết phục bằng được những giám khảo khác chọn một bộ phim Hàn Quốc cho giải nhất. Làm thế nào mà một tác phẩm châu Á lại...

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here