Đạo diễn Hong Kong Trang Văn Cường từng phát biểu: “Nếu vĩnh viễn dừng lại ở bắn súng, đánh lộn, giang hồ, thì chúng ta vĩnh viễn không thể đột phá.” Năm 2006, Trang Văn Cường tình cờ nghe được một tin tức về làm tiền giả: từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, mỗi ngày, cứ 40 ngàn tỷ USD lưu hành trên thế giới, lại có 20 tỷ là tiền giả. Mà điều đáng sợ nhất là, phần lớn những người tham gia làm tiền giả đều từng là những nghệ sĩ theo đuổi nghệ thuật. Từ ngày đó, sau hơn 10 năm nghiên cứu, tìm tư liệu, chuẩn bị, để đến ngày 30/9, ông mang đến cho khán giả một bộ phim Hong Kong hoàn toàn mới mẻ, 100% độc đáo: “Vô song/Phi vụ tiền giả”.
Xem thêm:
Nội dung phim Phi Vụ Tiền Giả đã dành hẳn gần 1/3 thời lượng để giảng giải tỉ mỉ, cặn kẽ công nghệ sản xuất tiền giả: chuẩn bị giấy, vẽ sao chép, mực biến quang học, in offset, đo đạc chiều dài giữa các chữ số, góc cong của nụ cười của Franklin, khử moire, v.v. “Trừ máy in, còn lại toàn bộ tất cả đều là thật. Chúng tôi thực hiện tất cả quá trình một lần, làm ra được tiền giả”, Trang Văn Cường cho biết, “Nghề của chúng tôi là làm phim, thực ra không khác mấy so với công nghệ làm giả, phải đạt được mức độ có thể lấy giả tráo thật. Tôi muốn làm những việc mà người khác chưa từng làm qua, thậm chí là không làm được. Có như vậy, tôi mới không khiến khán giả phải thất vọng.”
Chính vì tỉ mỉ như vậy, nên Trang Văn Cường đã thành công. Cũng như “Vô Gian Đạo” và “Thiết thính phong vân”, Trang Văn Cường đã tiếp tục làm nên một “Vô song”, một ví dụ tuyệt vời để chứng minh “Điện ảnh Hong Kong bất tử”. Dù không được tuyên truyền mạnh, nhưng đến nay, “Phi vụ tiền giả” đã thu về 321 triệu NDT tại phòng vé.
Doanh thu tốt như vậy là nhờ sự bùng nổ của dư luận. Được khán giả đánh giá rất cao không chỉ có dàn diễn viên thực lực Châu Nhuận Phát, Quách Phú Thành, Trương Tịnh Sơ, mà còn cả những hình ảnh, chi tiết gợi nhớ về thời kỳ hoàng kim của phim điện ảnh Hong Kong. Đương nhiên, tụ hợp được dàn diễn viên thực lực, chưa chắc đó đã là một bộ phim hay. Một bộ phim hay yêu cầu tất cả các diễn viên phải chăm chỉ mài giũa không ngừng, tự đặt mục tiêu cao và hoàn thành được mục tiêu có, vĩnh viễn nghiêm túc, vĩnh viễn cố gắng. Trang Văn Cường từng kể: “Tôi từng hỏi Phát ca: Anh nhớ mỗi lần bóp cò, anh bắn bao nhiêu viên đạn không? Phát ca trả lời: Tất nhiên là nhớ. Mỗi cây súng một viên đạn. Tôi nói, anh có nói quá không đấy, đây là đang quay ‘Bản sắc anh hùng’ hả? Phát ca đáp, nếu tôi bắn ra được viên đạn cuối cùng từ khẩu súng không nạp đạn, thế sẽ khó coi đến độ nào.”
Thảo nào có khán giả đánh giá phim: “Bộ phim này mang lại cảm giác từ thời ‘Vô gian đạo’. Cảm ơn đạo diễn và trái tim kiên trung của anh, để chúng tôi có thể được một lần nữa thưởng thức hương vị không thể nào thay thế của điện ảnh Hong Kong!” Có khán giả còn khóc: “Đạo tặc giấu mặt trên đường, dũng sĩ hỏa bạo trong rừng, súng thần tiêu sái nơi nhà nhỏ… Đó chính là Phát ca!
Là một bộ phim thuộc thể loại tội phạm, hành động, giật gân, “Phi vụ tiền giả” đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Những tình tiết đan xen, nối tiếp nhau, căng thẳng leo thang, thật thật giả giả không thể phân biệt, phương thức kể chuyện theo trình tự ngược, khán giả chỉ thất thần trong giây lát sẽ bỏ lỡ rất nhiều tình tiết quan trọng.
Phim mở đầu với cảnh Lý Vấn (Quách Phú Thành thủ vai) bị hỏi cung. Anh ta nhớ lại ngày xưa, kể lại “sự thật” cho cảnh sát: Hơn 10 năm trước, Lý Vấn là một họa sĩ nghèo ở Canada, am hiểu sao chép tranh nên được “Họa gia” Ngô Phục Sinh để mắt. Thứ “Họa gia” yêu cầu Lý Vấn vẽ lại chính là tiền. Đúng lúc bạn gái đã nổi tiếng, trong khi bản thân vẫn phải ngồi sao lại, làm tranh giả để kiếm sống, Lý Vấn quyết định bước chân lên con đường làm tiền giả không thấy lối về.
Trong câu chuyện của Lý Vấn, anh ta đóng vai kẻ bị hại rất muốn rút lui khỏi băng đảng, nhưng không thể thoát khỏi bàn tay của “Họa gia”. Nhưng, nếu loại trừ những yếu tố gây nhiễu, cẩn thận ngẫm lại, khán giả không khỏi thấy lạnh sống lưng, vị “Họa gia” từ bề ngoài đến tính cách tưởng như đối lập với Lý Vấn, thực tế chỉ là một nhân cách khác của anh ta.
Tổng thể bộ phim giống như phiên bản hắc ám của “Truyền kỳ”: Chỉ để đám đông liếc tôi thêm một cái. “Cái đích của tất cả những người theo đuổi nghệ thuật là làm những điều mới lạ, chưa từng xuất hiện. Nhưng thế giới này có một loại người, anh ta không hề có tính sáng tạo, nhưng kỹ thuật lại rất tốt, cũng chính là Lý Vấn của ‘Vô song’. Vận mệnh của anh ta, ‘giá trị của kẻ thất bại’, chính là điều tôi muốn khai phá.” Những lời này của đạo diễn Trang Văn Cường chính là mô tả tốt nhất về Lý Vấn. Một Lý Vấn nghèo hèn từ lúc cất tiếng khóc chào đời, lớn lên trong khu vực phố phường nhộn nhịp, thầm yêu cô nàng hàng xóm Nguyễn Văn vừa xinh xắn, vừa vẽ đẹp mà buồn bã không thể cất lời vì cuộc sống của họ quá khác nhau. Cuối cùng, bí quá hóa liều, lại thông thạo việc chép tranh, Lý Vấn đã bắt tay hợp tác với họa sĩ chép tranh nổi tiếng Hâm Thúc trở thành tội phạm. Đánh chết cảnh sát, hai tay hai súng quyết sinh tử, xử tử Hâm thúc dám phá vỡ quy củ. Những việc đó đã đẩy tính cách nhu nhược vốn có của Lý Vấn đi về một hướng cực đoan khác hẳn. Để thỏa mãn tất cả dục vọng mà hiện tại chưa thể thỏa mãn của bản thân, Lý Vấn đã tưởng tượng ra một người hoàn toàn khác, giàu nứt đố đổ vách, có địa vị được người người ngưỡng mộ, liều mình cứu một người phụ nữ, biến cô ta thành một bản nhái của Nguyễn Văn. Anh ta võ trang đầy đủ, cả áo giáp lẫn gót chân Achilles lên người mình.
“Họa gia” trong phim đã nói, muốn làm nhân vật chính trong thế giới này, chỉ có một cách, đó là lên đến đỉnh cao nhất. Chính mục đích này đã hô biến mọi thật giả, đúng sai trong phim. Người có thể đứng trên đỉnh, hưởng thụ mọi ánh mắt ngước theo, chính là người chiến thắng. Đời là vậy. Sự nghiệp là vậy. Tình yêu càng là vậy. Cũng chính mục đích này đã đem lại cảm giác giật gân dồn dập hơn, và đương nhiên, cũng càng bi thảm hơn, khi bộ phim đi sát vào biên giới mất khống chế, hợp lại với bản tính con người. “Nhân vật chính vô song”. “Tình yêu thật sự vô song”. “Vận mệnh vô song”. Đến từ ảo tưởng, kết thúc là số không.
Tóm lại, phim Phi vụ tiền giả là một bộ phim xuất sắc, đánh dấu “tôi lại trở về làm chính tôi” của phim điện ảnh Hong Kong, là một bộ phim tuyệt vời đến độ dù có biết trước hết mọi tình tiết, chúng ta cũng phải tự ra rạp để tự mình thể nghiệm. Nếu bạn có thời gian rảnh, còn chần chừ gì nữa, mau vào rạp chiếu để cảm thụ tấm lòng thành của đạo diễn.
Thỏ Bát Quái