Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003) đằng sau chuyện tình lãng mạn

Review Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003) - Đằng sau câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa một cặp đôi trai tài gái sắc trên màn ảnh

Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003) với câu chuyện đằng sau những tình yêu lãng mạn giữa một cặp đôi trai tài gái sắc trên màn ảnh, những ánh hào quang trên sân khấu và sự phù phiếm của một xã hội luôn luôn tồn tại dai dẳng một uẩn khúc, một tạm bợ mà Kim Ki Duk – một trong những đạo diễn quái kiệt Hàn Quốc dám lột tả cái thật, thật đến đau lòng của đất nước ông đang sinh sống lên màn ảnh rộng.

Đằng sau tình yêu lãng mạn trong Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003)

Ngôn ngữ điện ảnh của Kim Ki Duk nhẵn nhụi, sợ hãi, sặc mùi bạo lực và tình dục, xem được hay không là tùy mỗi cá nhân, nhưng để hiểu,thì không phải ai cũng làm được. Nhưng rồi ta chợt nhận ra, có thứ này thì cũng phải có thứ kia tương phản hiện hữu song song, đó là cách thế giới vận hành. Ví dụ như nơi nào có yêu thương, nơi đó có đau khổ, nơi nào có niềm vui, nơi đó có những hàng lệ ướt nhòe khóe mắt, nơi đó tên Cuộc Đời. Và Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003) là bộ phim chất chứa nhiều nguyên lý Phật giáo, thoát khỏi những khổ đau trần tục và đây cũng có lẽ là phim dễ cảm thụ nhất trong sự nghiệp làm phim của Kim Ki Duk, nhẹ nhàng, có hồn, có thơ.

Đằng sau tình yêu lãng mạn trong Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003)

Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân xoay quanh cuộc sống của một nhà sư và chú tiểu nhỏ ở một ngôi chùa nằm giữa sông, tách biệt với thế giới vãng lai và ồn ào đô thị với xung quanh là quang cảnh thiên nhiên, núi non hùng vĩ. Và một ngày khi chú tiểu gặp cô gái đến chùa chữa bệnh trầm cảm rồi đem lòng yêu cô dẫn đến phá giới. Nếu bạn đã đọc được đến đây, thì tôi nghĩ bạn nên xem phim ngay đi, vì tôi sẽ spoil nội dung rất nhiều.

Đây có thể là phim dễ cảm thụ, nhưng để giải phẫu thì khá phức tạp khi từng khung hình, từng vật dụng, cử chỉ, lời thoại, bối cảnh, con vật,…đều có thể được mang ra phân tích vì Kim Ki Duk đã tạo nên một tuyệt phẩm mang một tầng lớp ý nghĩa vô cùng phong phú và tôi đã dành rất nhiều thời gian để xem đi xem lại các phân cảnh, tìm hiểu ý nghĩa nhưng cũng chỉ có thể hiểu được một phần bề mặt, còn lại thì ông muốn khán giả cảm nhận và tự đưa ra ý nghĩa cho riêng mình.

Xuân: Đau khổ là gì?

Khi ta luôn miệng than vãn khổ đau, nhưng để định nghĩa, thì có làm được không? Nếu được thì có đúng với hoàn cảnh của tất cả nhân loại đang sinh sống trên quả địa cầu này? Thế nên không cần định nghĩa, mà Kim Ki Duk đã thể hiện cái khổ qua chú tiểu. Từ khi còn nhỏ, với tính cách tinh nghịch, chú tiểu đã buộc đá vào người con cá, ếch, rắn và cười khoái chí, để rồi trong lúc đang ngủ đã bị sư phụ buộc một tảng lá lên lưng.

Đằng sau tình yêu lãng mạn trong Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003)

Khi thức dậy, sư phụ dặn cậu “Hãy đi giải thoát cho những con vật đó, nếu chúng chết, con sẽ dằn vặt suốt đời” và đúng như lời ông nói, chỉ có mỗi ếch là còn sống trong khi hai cá thể tội nghiệp kia chết yểu vì không thể thích nghi với môi trường sống, chú tiểu òa khóc, cậu đã dính phải cái nghiệp đầu tiên là sát sanh, cậu khổ.

Hạ: Đâu là nguyên nhân và sự thật của đau khổ?

Mùa hạ cách mùa xuân nhiều năm, lúc này đây chú tiểu đã ra dáng một thanh niên trẻ tuổi. Đứng từ bức tượng Phật bằng đá thô sơ nhìn xuống, chú tiểu thấy người mẹ hướng về phía chùa với mục đích gửi gắm, chữa bệnh trầm cảm cho đứa con gái xinh đẹp. Và rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, âm dương hút nhau để mà hoà hợp, sau một khoảng thời gian tá túc tại chùa, chú tiểu trẻ và cô gái đem lòng yêu nhau và có những lần ân ái trong khung viên cửa Phật nên đã bị sư phụ phát hiện, ông cũng nói rằng đây là lẽ thường tình, là bản năng con người mà ra cả.

Đằng sau tình yêu lãng mạn trong Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003)

Rồi chú tiểu cũng khăn gói ra đi với ái tình nhục dục với ước nguyện ở bên người mình yêu mãi mãi, nhưng tình yêu cũng như đất trời, cũng như ta, thân ta, đều trải qua sinh-trụ-dị-diệt, đều vô thường như nhau. Vô thường là không nhất định, không có gì tồn tại mãi mãi, rồi cũng phải biến đổi đễ hòa vào hư không.

Đức Phật đã dạy ““Tất cả những gì trong thế gian đã là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”, nhưng phàm là con người, ai ai cũng có tham vọng để rồi mù quáng chạy theo, dẫn ta vào con đường khổ.

Thu: Đâu là nguyên nhân và sự thật của việc chấm dứt sự đau khổ này?

Ham muốn mạnh mẽ của chúng sanh trong việc tìm kiếm những thứ để làm thỏa mãn các giác quan vật lý ví dụ như khao khát về mặt tiền bạc, danh vọng, tình yêu,…chúng ta đang tham ái, và khi một cá thể không có khả năng nhìn thấy sự thật về mọi thứ họ theo đuổi đều vô thường, họ Vô Minh. Đây là hai trạng thái và nguyên nhân chính dẫn đến đau khổ ở chúng sanh.

Đằng sau tình yêu lãng mạn trong Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân (2003)

Khi đã thoát khỏi những nguyên nhân này, ta sẽ nhập trạng thái Niết Bàn. Niết bàn (Nirvana) là thoát ra sự bám víu, những bản ngã, vô thường, xóa đi những chướng ngại của phiền não và trở ngại của tri thức, sự diệt trừ tận gốc của tham-sân-si. Khi một người đã đạt tới cảnh giới Niết Bàn, thì người đó đã dẹp tan những ám ảnh,phiền não, lo âu, không hối tiếc quá khứ, không trông mong hiện tại mà sống một cuộc sống hiện tại hoan hỉ, từ hòa.

Giống như khi vào mùa thu, chú tiểu ngày trẻ xưa kia quay về với bức tượng Phật bằng đá anh mang theo ngày xưa khi rời xa cửa Phật, cùng với một con dao ướm máu, lúc này anh đã được 30 tuổi, chạy trốn khỏi tội lỗi giết vợ. Sư phụ cũng đã biết chuyện này, người nói “đó là thế giới đàn ông, thứ người này có được, người kia cũng có” sau khi nghe anh kể rằng vợ anh đã ngoại tình với người đàn ông khác cho dù xưa kia đã cùng anh thề non hẹn biển. Anh tự tử với mục đích thoát khỏi cõi đời, thoát khỏi khổ đau, nhưng anh nào biết, nếu còn dính vào vòng tròn luân hồi, chắc chắn sẽ còn đau khổ, để diệt được, phải thành tâm tu tập, rũ bỏ tham ái, vô minh.

Thế rồi dùng chính con dao ngày xưa đã giết vợ, anh cắt phanh đi mái tóc xuề xòa và khắc những dòng kinh Bát-nhã do sư phụ viết sẵn bằng đuôi của một con mèo. Khi khắc xong, anh chìm vào giấc ngủ, để rồi khi bình minh ló dạng, ánh nắng chiếu vào soi sáng tâm anh, mở con đường hướng thiện.

Cuối cùng, sau khi đã trải qua bao nhiêu sóng gió, bản ngã đường đời, người đàn ông này đã giác ngộ để rồi không cần còng tay về đồn cảnh sát. Trước khi tiễn đồ đệ đi xa, chiếc thuyền đã không thể di chuyển, cho đến khi sự phụ vẫy tay thì lập tức trôi theo dòng nước, đó là khi phải vĩnh viễn chia xa, vĩnh viễn gỡ bỏ hòn đá trên vai mà chú tiểu xưa kia đã vô hình mang trên lưng như một gánh nặng. Cho nước chảy vào thuyền, sắp ngay ngắn những đuốc gỗ, dán chữ “閉” (Bế-nghĩa là Đóng) lên mắt, miệng, tai và nhà sư đã tự thiêu dưới ngọn lửa tượng trưng cho tham-sân-si. Đây không có nghĩa là ngài bị trừng phạt bởi cái nóng rát của cuộc đời mà là khi ngài đã xong một nhiệm vụ là hướng thiện, giác ngộ cho chú tiểu, ngài nhập Niết Bàn.

Thật ra, vị nhà sư đã Niết bàn từ lâu, từ khi ông đã giác ngộ được chân lý sống, nên có nhiều giả thuyết đưa ra con rắn bơi trên sông chính là vị nhà sư hóa thành khi chết, điều đó không đúng vì khi một người đã đạt đến cảnh giới niết bàn thì có nghĩa là họ đã hoát khỏi kiếp luân hồi, mà sau khi chết, họ về với Phật ở cõi Tây phương Cực Lạc.

Đông: Con đường dẫn tới chấm dứt sự đau khổ.

Rồi lại thêm vài chục năm thấm thoắt trôi qua, cái mùa đông năm ấy tuyết phủ trắng, đóng băng cả mặt hồ, người đàn ông thời trẻ giờ đây ra tù lại quay về nguồn cội (do chính Kim Ki Duk thủ vai). Ông lấy dưới lớp nước lạnh một mảnh vải đỏ có chứa những viên ngọc, đó chính là xá lị của sư phụ nên ông đã tạc một cái tượng bằng băng rồi đặt xá lị vào giữa trán, tượng trưng cho con mắt thứ ba của đức Phật rồi tiến hành tu tập dưới sự giám sát của ngài. Xá lị là những viên ngọc, lấp lánh như pha lê mà khi một người tu thành chính quả đắc đạo nhập Niết Bàn được hỏa táng sẽ tìm được nhưng vật thể lấp lánh, thuyết nhà Phật gọi xá lị là tinh túy do tinh khí tụ lại, khi đốt xác, lửa không đốt cháy được cho là bảo vật.

Một ngày kia có một người phụ nữ bịt kín mặt ôm đứa con của mình gửi lại chùa, để rồi trượt chân vào cái hố nước đá. Sáng thức giấc, ông tìm thấy người phụ nữ đó đã chết và bức tượng băng cùng với miếng vải đỏ gói xá lị đã bể và tan đi. Từ khoảng khắc đó ông chợt nhận ra, ông phải tự thân tu hành, không dựa vào một ai nữa. Ông cầm bức tượng Quán Thế Âm, đeo cục đá quanh bụng leo lên đỉnh núi vô cùng khổ cực nhưng rồi khi nhìn lại quãng đường mình đã đi, nhìn lại ngôi chùa bé nhỏ của mình từ đỉh núi, lúc này, ông mới thật sự hóa Phật, ông mới thật sự giác ngộ bởi chính thân ông, mới thực sự gỡ xuống tảng đá trên lưng.

Và rồi lại…Xuân

Ông giờ đây đã trở thành sư phụ nuôi dạy đứa bé ngày xưa, giống ông ngày nhỏ như đúc, gây hiểu lầm cho khán giả rằng đây chính là đứa con trai của ông và người phụ nữ kia chính là người vợ ngày xưa ông đã tàn nhẫn giết hại. Nhưng không, vợ ông đã chết từ lâu và chú tiểu nhỏ này chỉ hiện hữu cho tất cả mọi chúng sanh, sống-trải-giác ngộ. Tội ác giờ đây đã được nâng lên gấp đôi khi chú tiểu nhét đá vào miệng của các loài vật và cười thật to khi thấy chúng vật lộn giữa ranh giới sống chết, để rồi gây nghiệp, mở ra luân hồi. Chú khổ.

Bộ Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân cũng có nhiều vật tượng trưng khác như cánh cửa không có tường, để nói lại sự tự thức, ranh giới giữa đạo đức và không, chúng ta thấy sư phụ và chú tiểu xưa kia vẫn dùng cửa, nhưng khi đã dính vào ám dục, chú tiểu không ngần ngại băng qua để nằm cạnh người yêu.

Dòng kinh mà sư phụ đã viết lên sàn chính là Bát-nhã tâm kinh, bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích. Hay con thuyền, phương tiện di chuyển chính trong Phim Xuân Hạ Thu Đông … rồi lại Xuân cũng chính là Thuyền Bát Nhã, là từ ngữ để nói ví dụ so sánh.

Con người sống trong cõi trần đầy ô trược nên bị tấm màn vô minh che lấp, để cho lục dục thất tình cám dỗ khiến sai. Chừng nào phá bỏ được tấm màn vô minh ấy thì vượt lên khỏi sự cám dỗ của lục dục thất tình, trở lại làm chủ chúng nó,lúc đó con người hết vô minh, tức nhiên đạt được Trí huệ, và cái Trí huệ ấy ví như chiếc Thuyền Bát Nhã, đưa con người đến cõi Cực Lạc Niết Bàn, đắc đạo thành Tiên Phật. Để rồi ta nhận ra, kẻ nào sống trên thế gian này, chịu tu hành, sống mang tâm từ bi giác ngộ đâu là lẽ phải, thì sẽ tự khắc bỏ cái khổ cho ta, cho người, tâm tĩnh lặng, sống an nhiên.

Chie

CHẤM ĐIỂM PHIM
Nội Dung
8.5
Diễn Viên
8.5
Hình Ảnh
8.7
Âm Nhạc
7.8
dang-sau-tinh-yeu-lang-man-trong-phim-xuan-ha-thu-dongroi-lai-xuan-2003Bộ phim cũng có nhiều vật tượng trưng khác như cánh cửa không có tường, để nói lại sự tự thức, ranh giới giữa đạo đức và không, chúng ta thấy sư phụ và chú tiểu xưa kia vẫn dùng cửa, nhưng khi đã dính vào ám dục, chú tiểu không ngần ngại băng qua để nằm cạnh người yêu.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here