5 lý do khiến Death note 2017 tiếp nối thất bại trong việc chuyển thể manga của Hollywood

Từ bộ manga gốc, người Nhật đã thực hiện một loạt anime (hoạt hình), một loạt phim truyền hình live-action dài tập, và bốn bộ phim điện ảnh live-action ăn theo. Cùng với đó, hàng loạt sản phẩm khác như tiểu thuyết, trò chơi điện tử, nhạc kịch… dựa trên Death Note cũng lần lượt ra đời.
 

Hollywood vốn đã nhăm nhe thực hiện phiên bản điện ảnh Death Note của riêng mình từ năm 2007. Song, phải tới tháng 6/2016, dự án mới chính thức bấm máy dưới sự đầu tư của “ông trùm” Netflix. Sau hơn một năm, bộ phim ra mắt khán giả từ hôm 25/8.

Xem thêm:

Giới thiệu sơ lượt về Death note

Death Note là bộ manga của tác giả Tsugumi Ohba và họa sĩ Takeshi Obata. Thuộc thể loại hình sự, trinh thám và giả tưởng, tác phẩm là câu chuyện về nhân vật chính Light Yagami – người sở hữu Cuốn sổ Tử thần với khả năng giết bất cứ ai chỉ với họ tên và gương mặt thật của đối tượng.

Xuất hiện trên tạp chí Weekly Shōnen Jump từ năm 2003 đến 2006, Death Note được giới hâm mộ manga trên toàn cầu đánh giá cao nhờ cốt truyện sáng tạo, hấp dẫn, với những pha đấu trí đầy kịch tính và cân não, cùng phần hình ảnh đẹp mắt, chi tiết.

Về cơ bản, cốt truyện chính của Death Note phiên bản Mỹ không thay đổi so với manga gốc tuy nhiên cách truyền tải cốt truyện này đến khán giả theo một cách mới khiến bộ phim không còn giữ được yếu tố hấp dẫn.

Nhân vật trung tâm của bộ phim là Light Turner (Nat Wolff), một học sinh trung học thông minh nhưng ít nói.Một ngày nọ, cậu tình cờ nhặt được Cuốn sổ Tử thần. Tử thần Ryuk (Willem Dafoe) – kẻ đem quyển sổ đến thế giới loài người – tiết lộ rằng hắn đã chọn Light làm chủ nhân mới. Với bảo vật, chàng trai trẻ có thể giết chết bất cứ ai bằng cách ghi tên người đó vào trong sổ.

Mang mong muốn biến thế giới trở nên tốt đẹp hơn, Light Turner sử dụng Cuốn sổ Tử thần để tiễu trừ hàng loạt kẻ độc ác, nguy hiểm trên toàn thế giới.

Dân thường tôn thờ hành động ấy, và coi cậu như một vị thần công lý với biệt danh là “Kira”. Còn lực lượng hành pháp, cụ thể là FBI và siêu thám tử L (Lakeith Stanfield), thì coi đó là hành động giết người, và ra sức truy lùng kẻ đứng sau những cái chết bí ẩn.

Tuy giữ nguyên cốt truyện chính và hệ thống nhân vật cơ bản, nhưng Death Note của Netflix có cách thể hiện hoàn toàn khác biệt so với nguyên tác manga và các bộ phim chuyển thể của Nhật Bản. Có lẽ đây là lý do khiến phim bị giới phê bình đánh giá khá thấp, cùng Góc Điện Ảnh điểm qua 5 lý do vì sao phim lại bị chê thảm hại đến vâỵ

Thứ nhất, Death Note của Netflix đã trao cho chủ nhân cuốn Death Note nhiều quyền năng hơn.

Bộ phim mới nhấn mạnh nhiều hơn vào yếu tố giả tưởng siêu nhiên. Và quyền năng của Cuốn sổ Tử thần cũng được tăng cường hơn khi nó có thể điều khiển tâm trí nạn nhân, khiến họ làm bất cứ điều gì mà chủ nhân quyển sổ mong muốn trong vòng 48 giờ trước khi chết.

Chi tiết khiến năng lực của Light Turner / Kira trở nên cao siêu hơn hẳn. Cậu học sinh trung học có thể thực hiện nhiều nước cờ không tưởng một cách đơn giản hơn, thay vì phải lên một kế hoạch tinh vi như trong nguyên tác.

Những cái chết trong phim cũng được đạo diễn thể hiện theo lối sáng tạo, đa dạng và tàn bạo hơn, và thậm chí có thể khiến khán giả liên tưởng tới loạt Final Destination.

Tác phẩm cố gắng vạch ra lối đi mới so với nguyên tác và các bộ phim chuyển thể Nhật Bản khi tạo ra “bộ đôi Kira”.

Xem thêm:

Thứ 2, thay vì đi sâu vào trò chơi “mèo vờn chuột” giữa Kira và L như nguyên tác, Death Note của Netflix chủ yếu xây dựng mối quan hệ giữa Light Turner với cô bạn gái Mia Sutton (Margaret Qualley).

 

Điều này khiến tác phẩm đôi lúc còn mang hơi hướm của một bộ phim lãng mạn tuổi teen, thay vì thuần hình sự đấu trí. Tuy vẫn là phe đối đầu chính, nhưng vai trò của thám tử L trong bộ phim mới bỗng trở nên mờ nhạt hơn hẳn.

Thứ ba tổng thể kịch bản còn quá nhiều điểm chưa ổn thỏa.

Không tận dụng được kịch bản nguyên tác vốn rất xuất sắc, ê-kíp làm phim người Mỹ quyết định xây dựng nên một kịch bản mới, đặc biệt ở nửa sau. Tuy nhiên, nó sơ sài, nông cạn, và chứa đầy những lỗ hổng.

Loạt chi tiết thể hiện trí tuệ của nhóm nhân vật trong phim đều bị giản lược. Chi tiết chủ Cuốn sổ Tử thần có thể điều khiển tâm trí nạn nhân bị lạm dụng, và những kế hoạch giết người, các pha đấu trí cân não trở nên thiếu chặt chẽ, nhiều lúc thành công theo lối ăn may đầy gượng ép.

Thứ tư Tính đấu trí trong phim rất ít đây là yếu tố quan trọng bở nó làm mất đi yếu tố cốt lõi tạo nên sự thu hút của maga Death Note 

Cả Light lẫn L đều không thể hiện được sức mạnh trí tuệ của bản thân như ở nguyên tác. Đặc biệt, hình tượng siêu thám tử L như bị phá nát. Anh trong bộ phim mới tỏ ra hung hăng, dễ mất bình tĩnh, và sẵn sàng động thủ quá dễ dàng.

Thậm chí, ngay cả khi không đặt cạnh nguyên tác, L cũng không thể hiện được nhân vật có miêu tả là “thám tử vĩ đại nhất thế giới”. L trong Death Note của Netflix chỉ rập khuôn sự lập dị trong nguyên tác một cách máy móc, chứ hoàn toàn không thuyết phục trong các màn suy luận, đấu trí hay gài bẫy.

Trên các trang truyện, Kira chủ yếu là một mình Light Yagami. Còn lúc này, cả Light Turner lẫn Mia Sutton trở thành một đôi Kira, và bộ phim đi sâu khai thác sự biến chất bên trong hai nhân vật khi họ ngày một lún sâu vào tội lỗi và quyền lực. Đáng tiếc thay, ý tưởng chưa được tận dụng triệt để do bộ phim phải phân chia đất diễn cho hai nhân vật cùng lúc, và không làm nổi bật lên cá tính và sự thay đổi tâm lý của mỗi cá nhân.

Và cuối cùng, thời lượng hạn chế của Death Note khiến các sự kiện trong phim diễn ra rất gấp gáp.

Xem thêm:

Những chi tiết nhằm thể hiện tư tưởng thiện – ác bất phân chỉ được đề cập sơ sài, mơ hồ. Sự hỗn loạn mà Kira gây ra cho thế giới vì thế mà trở nên nhạt nhòa, làm giảm đi sự kịch tính của toàn tác phẩm.

Sau Dragonball: Evolution hết sức thảm hại, Hollywood thêm một lần nữa thất bại trong việc chuyển thể các bộ manga nổi tiếng lên màn ảnh rộng. Họ nên cân nhắc kỹ hơn nữa trước khi thực hiện thêm những dự án kiểu này, bởi chỉ sáng tạo thôi chưa chắc đã là đủ.

Khánh Hưng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here